Quẻ dịch số 40 "LÔI THỦY GIẢI"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

 

- Nạn không thể kéo dài mãi, tất có lúc tan. Nên tiếp theo quẻ Kiển là quẻ Giải.

 

- Tượng hình bằng trên Chấn dưới Khảm, có sấm rồi thành mưa, khí u uất được giải tán.

 

- Thánh nhân xem tượng quẻ, biết rằng vì hiểm mà sinh ra nạn, vì động mà thoát được nạn. Và sau khi nạn đã được trừ rồi, nên dùng đường lối quảng đại khoan dung, chớ phiền nhiễu mà cũng tránh nhu nhược (Lục ngũ khoan hòa và Cửu Nhị cương quyết).

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : âm hào cư dương vị, trên ứng với Cửu Tứ, tức là cương nhu đắc nghi ở thời Giải, cứ vô vi là được vô cựu, việc gì cũng xong. (Ví dụ Tào Tham tiếp quyền Tiêu Hà, cứ ngồi rủ áo mà thiên hạ vẫn thái bình).

 

Cửu Nhị : dương cương đắc trung, lại ứng với Lục Ngũ là bậc chí tôn. Không thể vô vi như Sơ, mà phải gánh vác việc nước mạnh mẽ. (Ví dụ Khương tử Nha giúp vua Văn vua Vũ phạt Trụ).

 

Lục Tam : bất trung bất chính, là kẻ tiểu nhân huênh hoang, chỉ rước vạ vào mình. (ví dụ Dương Khuông, cậu Trịnh Khải, vô tài mà đòi trừng trị kiêu binh. Nếu không được Dương Thái phi ra lậy van thì đã bị kiêu binh xé tan xác).

 

Cửu Tứ : có tài dương cương, nhưng lại ứng với Sơ Lục là kẻ tiểu nhân. Phải tuyệt giao với Sơ thì quân tử mới tin cẩn Tứ được, (ví dụ Đường Minh Hoàng say đắm Dương quí Phi, gây loạn An Lộc sơn. Sau phải giết Quí Phi, quân lính mới chịu theo).

 

Lục Ngũ : ở vị chí tôn nhưng âm nhu, ở thời Giải quan hệ với thế đạo rất lớn nên thánh nhân răn: “Phải xa tiểu nhân”. (ví dụ Lê Thái Tông thừa hưởng cơ nghiệp của Thái Tổ, công việc kiến thiết còn bề bộn, mà đã gần tiểu nhân, mê say tửu sắc, nên đoản thọ ở Lệ chi viên).

 

Thượng Lục : thời Giải đã tới, dù ở phía ngoài còn vài kẻ bội loạn, cũng dễ dàng đối phó được. (ví dụ Tấn Văn Công sau khi phục quốc, ân xá cả những kẻ thù nghịch trước. Hoặc Trần Nhân Tông, sau khi đánh lui được quân Nguyên, sai đốt cháp thơ từ mật của vài kẻ hai lòng thông tin với giặc).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Giải :

 

Quẻ này rất tốt, mặc dù có Khảm, vì trên Chấn dưới Khảm có nghĩa là Sấm nổ sẽ có mưa, giải được khí oi bức. (Khảm ở đây không phải là nguy hiểm mà là mưa). Tức là báo điềm các khó khăn đã được hoặc sẽ được giải quyết, người bói quẻ bắt đầu được hưởng một cuộc sống dễ dãi hơn. Còn ý nghĩa là tinh thần mạo hiểm, không ngại khó khăn (Khảm) sẽ thắng được những cuộc náo động gây rối (Chấn) . 

 

2) Bài học .

 

Vậy tùy trường hợp, bài học của Giải có thể là:

 

- vô vi, đừng nhiễu sự, như Sơ Lục 

- hành động sấm sét ngay, như Cửu Nhị 

- chớ có huênh hoang cầm quyền nếu mình bất tài, như Lục Tam 

- chớ gần tiểu nhân như Cửu Tứ và Lục Ngũ

- khoan hồng ân xá như Thượng Lục.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


xem sao tốt xấu Sao Hóa Kỵ sao quả tú phong thủy nhà thuê màu sắc phong thủy Hổ ngôi nhà sao Địa kiếp thiên trung Hoa Cái xem tử vi Luận đoán tình yêu tuổi Ất tinh thần Thình mơ thấy bị chó cắn SAO LONG TRÌ PHƯỢNG CÁC TRONG TỬ VI LỘC TỒN THIỂN PHỦ SAO CÔ THẦN Rụng Tướng quân cá chép hóa rồng phong thủy sá Ÿ ÄÊM lục thập hoa giáp là gì Tuổi tuất vật trang Phong Thuỷ tuổi Dậu xem tử vi Hướng đặt bàn thờ thần tài màn mệnh Mộc cấp Tướng Số Song Ngư phong thuy Tên hay Sao Văn xương tử vi năm tuổi xung khắc la sô tu vi Tướng tóc Linh Cong viec giet chet van khi sát khí trong nhà cưới xin thần Vòng thái tuế đá phong thủy thạch anh xem tuong Lễ hội